Giải trí
Xem vận mệnh - tài vận Bói du lịch Bói vui tình yêu 4.0 Xem ngày tốt xấu Xem tuổi thọ - Hóa kiếp Xem cung hoàng đạo
An Giang - Cá linh mùa nước nổi: 'Món quà' của mùa lũ
×

Cá linh mùa nước nổi: 'Món quà' của lũ

4.6/5 - 342 Bình chọn

- 2017-09-12 - Tuấn Nghĩa -

2885

Mùa lũ An Giang: Miền Tây dân dã có một thứ đặc sản vô cùng hấp dẫn là cá linh mùa nước nổi. Theo con nước ngầu đục phù sa, cá linh đến với vùng quê miền Tây - An Giang như một "món quà" của thiên nhiên mùa lũ ban tặng. Nếu du khách có cơ hội trải nghiệm du lịch An Giang vào mùa nước nổi dù chỉ một lần trong đời thì chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong tâm trí về văn hóa cuộc sống vùng sông nước nơi đây.

Cá linh mùa nước nổi: 'Món quà' của lũ

Cá linh mùa nước nổi - Món quà của mùa lũ An Giang

Mùa nước "nhảy" bờ

Cánh đồng nước vào mùa lũ tại An Giang

Cánh đồng nước vào mùa lũ tại An Giang. Ảnh: Ngô Vi Phong

 

Cá linh mùa nước nổi là một trong những đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mỗi khi con nước “ngoi” lên mặt ruộng. Mùa nước nổi miền Tây thường bắt đầu từ rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Khi đó, nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông ở Campuchia đổ về miền Tây, qua An Giang, Đồng Tháp, men theo kênh rạch, lấn ra sông Cửu Long rồi xối thẳng ra biển.

 

Người miền Tây có câu nói: “Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ” để chỉ mùa nước lên. Qua thời kỳ con nước “quay” của tháng 5, rồi mùa “nước son” sậm đỏ trong tháng 6, tháng 7 về, dòng nước đỏ nặng phù sa ngập trắng đồng. Nước về cuốn theo bao sản vật, tôm cá, đặc biệt là cá linh chia đều cho người dân vùng châu thổ.

 

Mùa cá linh là mùa mưu sinh của không biết bao nhiêu gia đình sống bằng nghề “hạ bạc”, đóng đáy sông. Giữa mênh mông nước lũ, người dân vùng thượng nguồn châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long lại vui mừng bắt tay vào mùa khai thác và đánh bắt cá linh. Nhiều người ăn nên làm ra cũng nhờ mùaa cá linh. Bởi vậy, cá linh cũng trở thành đặc sản, giống như “món quà”, mà nước lũ ban tặng để người dân miền Tây sinh nhai giữa mùa nước mênh mông phủ ngập đồng.

 

Người dân miền Tây quăng đó bắt cá mùa nước nổi

Người dân miền Tây quăng đó bắt cá mùa nước nổi. Ảnh: Ngô Vi Phong.

 

Trên mặt nước, những chiếc thuyền nhỏ bé của người chài lưới neo đậu thảnh thơi bên các nhà sàn được dựng lên để dùng trong mùa lũ. Đến nay, người miền Tây vẫn đánh bắt cá bằng những vật dụng thủ công như: lưới, đó, đáy, đăng, giăng câu… Khung cảnh yên bình, dân dã của mùa nước nổi miền Tây khiến ai từng một lần được ngắm nhìn cũng phải nhớ thương!


Nhớ cá linh mùa nước nổi

Ai từng ghé thăm miền Tây mà không một lần thưởng thức hương vị ngọt bùi của những con cá linh. Để khi đi xa, mỗi khi miền Tây đón mùa nước nổi, ta lại nhớ cá linh, đặc biệt là cá linh non đầu mùa.

 

Cá linh non đầu mùa nước nổi

Cá linh non đầu mùa nước nổi. Ảnh: Zing.

 

Theo các bậc lão ngư, cá linh đẻ trứng từ biển Hồ (Campuchia) rồi theo dòng nước đổ xuống từ thượng nguồn dòng Mekong, chảy tràn đến miền Tây Nam Bộ. Cái tên “cá linh” do vua chúa ngày xưa đặt để bày tỏ niềm cảm kích với loài cá báo tin lũ cho con người đang ở sông nước.

 

Cá linh được sinh ra từ dòng nước, không có bàn tay người chăm sóc mà lớn lên nhờ dòng nước. Trên thuỷ trình trôi dạt ấy, chúng vừa đi vừa lớn, vừa sinh sản. Cá linh cũng được chia làm nhiều loại như: linh rìa, linh ống, linh cám…

 

Đầu mùa nước nổi, cá linh kéo nhau “đi” xanh nước. Chỉ bé như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non hay cá linh sữa. Đây cũng là thời điểm cá linh ngon nhất, ngọt thịt nhất. Cá chưa lớn nên xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy. Ngày trước, cá linh nhiều đến nỗi chỉ cần dùng vợt lớn xúc ngược dòng nước cũng đủ cho bữa ăn hàng ngày. Bởi thế, người dân miền Tây thường ví von: “Nhiều như cá linh”, và người ta đong bán cá linh bằng dạ như đong lúa chứ không cân ký như bây giờ.

 

Cứ hễ con nước càng dâng cao, cá linh sẽ về càng nhiều. Bởi vậy, kéo dài theo mùa nước nổi, từ con cá linh, người dân vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long đã chế biến ra nhiều món ăn mang đậm hương vị, sắc màu và cả nỗi nhớ thương với miền Tây.

 

Mới đầu mùa, cá linh còn bé bằng đầu mút đũa, cuối mùa cá đã lớn bằng ngón chân cái. Đến khi đủ lớn, cá linh ồ ạt tuôn từ kênh rạch ra sông lớn, theo dòng nước dẫn về thượng nguồn rồi bắt đầu một vòng đời mới cho năm sau.

 

Theo từng giai đoạn sinh sôi phát triển của cá linh, người dân vùng sông nước lại chế biến những món ăn rất hấp dẫn từ cá linh.

Cá linh non đầu mùa đem kho với nước dừa thì ngon tuyệt. Vị béo ngậy của cá quyện với vị thơm ngọt của dừa khiến món ăn dân dã này trở nên khác biệt và khó quên.

Canh chua cá linh và bông điên điển dân dã của miền Tây

Canh chua cá linh và bông điên điển dân dã của miền Tây. Ảnh: Doanhnhancuoituan

 

Tới khoảng tháng 8 âm, cá linh lớn gấp đôi, to bằng ngón tay thì thường được nấu canh chua kèm bông điên điển, kèo nèo, so đũa, bông súng hoặc chiên giòn chấm nước mắm me. Bên mâm cơm rộn rã tiếng trò chuyện giữa căn chòi trên sông, cánh đàn ông rất thích nhâm nhi miếng cá giòn tan, nhân nhẫn đắng cùng chén rượu trắng trong khung cảnh hồn nhiên, mộc mạc của quê hương.

 

Đến tận tháng 11 âm lịch, khi nước lũ rút dần, cá linh cũng “già”, thân có nhiều xương, vảy cá cứng hơn. Cá vẫn cho thịt ngọt nên nhiều người vẫn chiên giòn cá để ăn cơm. Giai đoạn này, nhiều bà nhiều mẹ tranh thủ tích trữ cá linh để ủ mắm ăn quanh năm. Nước mắm ủ từ cá linh thơm ngon đặc biệt, có màu đỏ cánh gián rất hấp dẫn.

 

Mỗi mùa nước nổi, cá linh đến và đi không biết bao nhiêu lần. Nhưng mỗi lần đều mang đến sự háo hức đợi chờ cho những người dân ở châu thổ sông Cửu Long cũng như nỗi nhớ da diết cho những người con xa xứ.

 

Du khách cũng có thể trực tiếp đặt tour du lịch mùa nước nổi hoặc các tour du lịch Miền Tây khác để khám phá vùng đồng bằng sông nước tại An Giang và các vùng lân cận bằng cách gọi đến số 0988 1677 02 để được tư vấn và đặt tour nhanh nhất. Chân thành cảm ơn Quý Khách đã dành thời gian tìm hiểu về bài viết từ nguồn tổng hợp sưu tầm của chúng tôi!

Nguồn: Tuấn Nghĩa - Du Lịch Nắng Mới

Hỏi đáp/ Bình luận

Bài viết khác
Tour du thuyền Vịnh Hạ Long
Cho thuê xe du lịch tại TPHCM giá rẻ
Tour du lịch nước ngoài
Xem nhiều nhất